Đức Linh - Kết quả nổi bật trong công tác xây dựng giao thông nông thôn

  • /
  • 28.2.2013 - 11:45

Trong năm 2012 huyện Đức Linh đã triển khai thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn huyện.Năm đầu tiên thực hiện làm đường giao thông nông thôn theo phương thức “Nhân dân đầu tư, Nhà nước hỗ trợ” huyện đã thực hiện đầu tư nâng cấp bê tông xi măng cho 19 tuyến đường trên toàn địa bàn các xã với 7,565 km chiều dài mặt đường, đạt 120,96% kế hoạch tỉnh giao.

 

Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành, mạng lưới giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đã từng bước được cải tạo, nâng cấp, góp phần tích cực tạo chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế và bộ mặt xã hội nông thôn. Tuy nhiên, thực trạng mạng lưới giao thông nông thôn trên địa bàn huyện đến nay vẫn còn nhiều yếu kém; Tính đến đầu năm 2012, toàn huyện có 257km đường nông thôn đi qua địa bàn khu dân cư các tổ, xóm, thôn, khu phố thuộc các xã, thị trấn; Trong đó có 64 km được nâng cấp thảm nhựa và thâm nhập nhựa, chiếm tỷ lệ 25%. Số còn lại là đường cấp phối và đường đất chiếm tỷ lệ 75%, thực trạng này đã gây ảnh hưởng hạn chế nhiều đến sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Vì vậy, việc đầu tư nâng cấp mạng lưới giao thông thôn nông thôn đã trở thành yêu cầu bức xúc.

Thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 03-NQ/TU của Tỉnh ủy Bình Thuận, Nghị quyết của HĐND huyện về phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 , UBND huyện Đức Linh ban hành Đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 nhằm huy động nguồn lực của các tầng lớp nhân dân để làm đường giao thông nông thôn với phương châm Nhân dân đầu tư, Nhà nước hỗ trợ” , góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện bộ mặt xã hội nông thôn; đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm trong quản lý đầu tư, xây dựng, sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng của cộng đồng dân cư đối với công trình giao thông nông thôn.

Với tinh thần trên, năm 2012 huyện Đức Linh đã triển khai thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn huyện. Kế hoạch về lâu dài là tất cả các tuyến đường nông thôn trên địa bàn huyện đều phải được nâng cấp bằng bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng. Giai đoạn 2011 - 2015, toàn huyện phấn đấu nâng cấp 40% số km đường nông thôn nằm trong địa bàn khu dân cư bằng nguồn vốn của nhân dân có sự hỗ trợ của Nhà nước.

Để tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, nhất là việc phát huy có hiệu quả của công tác huy động nội lực, nhân dân trực tiếp tham gia xây dựng các công trình giao thông nông thôn trên địa bàn dân cư; UBND các xã, thị trấn đã xây dựng kế hoạch cụ thể, để nhân dân chủ động bàn bạc, thống nhất phương án đóng góp công sức, kinh phí để tham gia xây dựng. Từ những động lực đó, do làm tốt công tác tuyên truyền vận động, tổ chức họp dân tại từng thôn, khu phố để nhân dân tự bàn bạc dân chủ, công khai và quyết định, nên việc triển khai làm đường giao thông nông thôn tạo được sự đồng tâm cộng lực từ mỗi người dân. Năm đầu tiên thực hiện làm đường giao thông nông thôn theo phương thức Nhân dân đầu tư, Nhà nước hỗ trợ” huyện đã thực hiện đầu tư nâng cấp bê tông xi măng cho 19 tuyến đường trên toàn địa bàn các xã với 7,565 km chiều dài mặt đường, đạt 120,96% kế hoạch tỉnh giao; Tổng kinh phí đầu tư: 7,42 tỷ đồng, trong đó vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước 4,82 tỷ đồng và nhân dân đóng góp 2,6 tỷ đồng.

Quá trình thực hiện, từng địa phương đã xây dựng chương trình kế hoạch cụ thể, công khai dân chủ với phương châm nhân dân tự quản, trực tiếp tham gia thực hiện công trình, công khai hóa toàn bộ chi phí để nhân dân tham gia từng phần việc cụ thể; Đồng thời, luôn luôn lắng nghe ý kiến nhân dân để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, phát huy tích cực tính năng động của các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng nhằm vận động và xây dựng sự đoàn kết, đồng thuận nhất trí trong nhân dân ở từng cụm dân cư, tạo nên sức mạnh tổng hợp để cùng chung tay góp sức xây dựng các công trình gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Với các tuyến giao thông đã được bê tông, nhân dân tự giác đắp lề đường đảm bảo theo quy định, tuyên truyền vận động mỗi người dân phải có ý thức bảo vệ công trình do mình đầu tư. Nhờ đó, đến nay tất cả các tuyến đường được đầu tư đều đảm bảo chất lượng; Và cùng với đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí khác trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tiêu chí về làm đường giao thông nông thôn đang diễn ra sôi nổi và rộng khắp ở huyện, góp phần làm thay đổi diện mạo mỗi thôn, xóm, mỗi địa phương.

Điều đáng ghi nhận là với chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân nên ngay những ngày đầu thực hiện chương trình đã giải tỏa được những lo lắng về những khó khăn khi thực hiện công trình đầu tư theo phương thức xã hội hóa, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí và thực hiện với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Nhờ sự vận dụng hình thức vận động phù hợp với đặc điểm thực tế của từng địa phương nên nhân dân đồng tình đóng góp sức người, sức của để tham gia thực hiện “ta làm đường cho ta đi”. Những ngày đầu ra quân với khí thế sôi nổi, hăng hái của bà con nhân dân trong việc chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới, nhất là khí thế sôi nổi, hăng hái và ích cực của lực lượng đoàn viên thanh niên, Hội nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh và đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền của từng địa phương đã thể hiện được sự đoàn kết nhất trí, sự đồng thuận của cộng đồng. Qua đây, khẳng định tinh thần đoàn kết vẫn mãi là bản chất, tính cách của người dân Việt và là sức mạnh nội tại nếu mỗi chúng ta biết giữ gìn và khơi dậy đúng lúc, đúng nơi. Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được ở các xã Mé Pu, Sùng Nhơn, Đa Kai, Tân Hà, Đức Tín, Đức Hạnh; chúng ta tin tưởng rằng, vì lợi ích của nhân dân, tất cvì nhân dân thì ngày mai đây Đức Linh sẽ là “Đức Linh nông thôn mới” phù hợp với tiến trình đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

                                                                                              TCT-HMT


  • |
  • 843
  • |

Các tin khác