Đức Linh: Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng

     Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn”; công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện đạt kết quả quan trọng, góp phần ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập cho người dân, đáp ứng được nguồn nhân lực lao động phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện

     Qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư, huyện đã mở 212 lớp (trong đó 147 lớp nghề nông nghiệp; 65 lớp nghề phi nông nghiệp) với 6.700 người tham gia, với các ngành nghề chính như: kỹ thuật khai thác mủ cao su, may công nghiệp, chăn nuôi gia cầm, dinh dưỡng và kỹ thuật nấu ăn, pha chế thức uống…. Đối tượng học nghề chủ yếu người đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu việc làm; 100% người lao động tham gia các lớp học nghề đều được hỗ trợ tiền học theo chính sách của Đề án 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hình thức đào tạo nghề được đa dạng hoá, đào tạo tập trung tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện; đào tạo lưu động tại các thôn, khu phố nên rất thuận lợi cho lao động nông thôn tham gia học theo kế hoạch, lịch học; một số lớp học tổ chức vào buổi tối để tạo điều kiện cho học viên tham gia. Lao động nông thôn tham gia học nghề được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản theo từng ngành nghề được đào tạo, được trực tiếp tham gia vào quá trình thực hành, thực tế vận dụng vào phát triển sản xuất tại gia đình, được tư vấn nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm. Vì vậy có trên 90% học viên có việc làm và biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất kinh doanh tại địa phương, gia đình, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương. Nguồn kinh phí đào tạo nghề và xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo nghề được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích. Các ngành, nghề đào tạo cơ bản phù hợp với nhu cầu của người lao động, đào tạo gắn với thực tiễn sản xuất, lý thuyết với thực hành.

     Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đã góp phần tích cực trong việc nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2011 là 38,90% thì đến năm 2022 tăng lên 66,89%, từ đó góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn huyện, đáp ứng tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Người lao động sau học nghề đã vận dụng kiến thức vào sản xuất, kinh doanh giúp giảm chi phí và tăng năng suất lạo động; từ đó, xuất hiện nhiều mô hình, điển hình tiên tiến tiến trong sản xuất kinh, doanh giỏi được biểu dương, nhân rộng... Qua đó góp phần ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập cho người dân, giải quyết hiệu quả tình trạng lao động nhàn rỗi, đồng thời đáp ứng được nguồn nhân lực chất lượng cao cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.


Các tin khác