Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ kiểm tra công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí và Chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Đức Linh.

  • /
  • 30.9.2011 - 16:28

Sáng ngày 29/9/2011, đồng chí Huỳnh Văn Tí - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ về làm việc tại huyện Đức Linh kiểm tra việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) và Chương trình hành động của Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của xã Mé Pu.

 

Sau khi nghe báo cáo của huyện về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và Chương trình xây dựng nông thôn mới của xã Mé Pu. Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ kết luận:

* Đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí:

Nhìn chung cấp uý, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể huyện Đức Linh có nhiều cố gắng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 của Bộ chính trị và Chương trình hành động của Tỉnh uỷ; các biện pháp triển khai phòng ngừa khá đầy đủ và tương đối nghiêm túc; công tác xử lý thực hiện nghiêm túc (cả người vi phạm và người đứng đầu); công tác kiểm tra của cấp uỷ, BCĐ phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Mặt trận, các đoàn thể, Ban Thanh tra nhân dân và Ban giám sát đầu tư cộng đồng có nhiều cố gắng; công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí đạt kết quả bước đầu; các vụ việc xảy ra có xu hướng giảm dần.

Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều vấn đề cần quan tâm:

- Ý thức của việc “phòng” và “chống” tham nhũng, lãng phí của các cấp, các ngành nhìn chung chưa đầy đủ, chưa thật quyết liệt; thái độ xử lý kỷ luật chưa thật kiên quyết; biện pháp đấu tranh phòng ngừa tham nhũng, lãng phí chưa thật mạnh mẽ.

- Công tác kiểm tra chuyên đề còn ít, tự kiểm tra còn rất yếu.

- Hoạt động của BCĐ phòng, chống tham nhũng có cố gắng nhưng chưa thật bài bản.

Về nhiệm vụ đến:

- Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, đặc biệt coi trọng giải pháp phòng ngừa. Đồng thời, phải xử lý nghiêm minh vụ việc xảy ra; chú ý cả phòng, chống “tham” và “nhũng”... gắn liền với việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng chỉnh đốn Đảng.

Về giải pháp:

Trên từng khuyết điểm, yếu kém đề ra những biện pháp khắc phục thật cụ thể:

- Hết sức chú ý công tác giáo dục: xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có ý thức không tham nhũng, không để xảy ra tham nhũng, thất thoát.

Rà lại những lịch vực trên địa bàn dễ xảy ra tham nhũng, rà lại các quyết định, quy chế có chỗ nào còn sơ hở, chưa đầy đủ thì điều chỉnh, bổ sung.

Trong việc thực hiện giải pháp cần:

- Thực hiện tốt các yêu cầu công khai, phát huy tốt vấn đề dân chủ đi đôi với tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính một cửa và một cửa liên thông.

- Phải tăng cường kiểm tra, giám sát phát hiện và xử lý nghiêm minh kịp thời những vụ việc tham nhũng, lãng phí xảy ra, chú trọng khâu phúc tra. Đặc biệt phải phát huy đúng mức vai trò của cơ sở trong việc giám sát, tự kiểm tra và phát hiện, phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

- Duy trì tốt chế độ sinh hoạt của BCĐ phòng, chống tham nhũng huyện.

* Đối với Chương trình xây dựng nông thôn mới:

Triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới được sự quan tâm lãnh đạo và thể hiện sự quyết tâm của đảng bộ, chính quyền địa phương, sự quan tâm hỗ trợ của cấp trên đạt được những kết quả bước đầu.

- Biết lồng ghép các chương trình, mục tiêu Quốc gia trên địa bàn với chương trình nông thôn mới.

- Từng bước huy động đầu tư sức dân xây dựng cơ sở hạ tầng. Kết quả kết cấu hạ tầng của xã Mé Pu được đầu tư, cải tạo, nâng cấp phát triển góp phần tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và tạo điều kiện sinh hoạt của người dân, từng bước cải thiện bộ mặt nông thôn của xã. Đồng thời giúp cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân địa phương nhận thức ngày càng rõ hơn một số vấn đề về xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiện, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế:

- Vẫn còn một bộ phận nhân dân vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại.

- Vẫn còn sự lúng túng nhất định trong phương pháp triển khai một số bước cụ thể.

- Chưa huy động được sức mạnh của toàn hệ thống chính trị và nhân dân của toàn xã.

Nhiệm vụ đến:

- Xây dựng nông thôn mới: bộ mặt ngày càng văn minh, phát triển theo quy hoạch có định hướng cụ thể.

- Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.

- Hệ thống chính trị ngày càng mạnh, thực sự là chỗ dựa của nhân dân.

Giải pháp:

- Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu rộng hơn nữa đến mọi cán bộ, đảng viên, nhân dân trong xã.

- Trên cơ sở quy hoạch Đề án chọn ra những tiêu chí gần đạt, quan trọng để ra sức lãnh đạo, chỉ đạo như: giao thông; nhà ở cho người nghèo; xây dựng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư”; môi trường, hệ thống chính trị...

Đảng uỷ phải ra nghị quyết chuyên đề; phân công đơn vị, thành viên phụ trách công trình và phát động phong trào thi đua giữa các thôn, các đoàn thể.

- Tăng cường đúng mức vai trò lãnh đạo của cấp uỷ và sự hướng dẫn điều hành chỉ đạo của chính quyền và phát huy vai trò của Mặt trận, đoàn thể.


  • |
  • 871
  • |

Các tin khác