Kết quả 10 năm thực hiện Kết luận số 94-KL/TW, ngày 28/3/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân

          Sau khi Ban Bí thư ban hành Kết luận số 94-KL/TW, ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư (khóa XI) về “Tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân” và thực hiện Kế hoạch số 237-KH/TU, ngày 09/5/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 94-KL/TW, ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư (khóa XI). Qua 10 năm triển khai và thực hiện, Huyện đã được những kết quả:

          Công tác tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt được Ban Thường vụ Huyện ủy đã quan tâm, chỉ đạo Ban Tuyên giáo Huyện ủy ban hành Hướng dẫn số 357-HD/BTGHU, ngày 05/11/2014 về thực hiện Kết luận số 94-KL/TW của Ban Bí thư về “Tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”; đồng thời, sao lục Kết luận số 94-KL/TW của Ban Bí thư gửi đến các chi, đảng bộ trực thuộc Huyện ủy, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị, địa phương để triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó, Ban Tuyên giáo Huyện ủy đã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy tổ chức lớp Bồi dưỡng chính trị hè năm 2015 cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục trên địa bàn huyện, trong đó có nội dung quán triệt, triển khai Kết luận số 94-KL/TW của Ban Bí thư và Hướng dẫn số 119-HD/BTGTU của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 94-KL/TW của Ban Bí thư. Kết quả có 1.863 cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên tham gia học tập trên tổng số 1.960 cán bộ, giáo viên, nhân viên được triệu tập (chiếm tỷ lệ 95,1%); trong đó đảng viên tham gia 537/558 đồng chí (chiếm tỷ lệ 96,2%). Các ấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ nội dung Kết luận số 94-KL/TW của Ban Bí thư và Hướng dẫn số 357-HD/BTGHU của Ban Tuyên giáo Huyện ủy để cụ thể hóa, ban hành kế hoạch thực hiện; đồng thời, bằng các hình thức phù hợp lồng ghép quán triệt, triển khai cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và phổ biến, tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân.

          Trung tâm Chính trị huyện đã thực hiện tốt công tác bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Việc mở lớp được thực hiện đảm bảo theo các chương trình quy định của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và theo đúng kế hoạch mở lớp hàng năm được Ban Thường vụ Huyện ủy phê duyệt. Trong đó, đã chú trọng việc đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy và truyền đạt theo hướng phù hợp với từng loại hình lớp học, đối tượng học tập. Đội ngũ cán bộ, đảng viên, học viên chấp hành đảm bảo kỷ luật, kỷ cương, các quy định về học tập lý luận chính trị. Kết thúc lớp học, Trung tâm Chính trị tổ chức cho học viên làm bài thu hoạch, tổ chức đánh giá, phân loại kết quả học tập và khen thưởng các học viên có thành tích xuất sắc trong học tập đảm bảo theo quy định. Đội ngũ cán bộ, đảng viên, học viên thực hiện đảm bảo kỷ luật, kỷ cương, chấp hành các quy định về học tập lý luận chính trị.

          Hàng năm, UBND huyện chỉ đạo Phòng Tư pháp huyện tham mưu UBND huyện tổ chức các lớp phổ biến kiến thức pháp luật cho cán bộ, viên, chức, người lao động tại các trường học; phổ biến kiến thức pháp luật cho học sinh cấp THCS (lớp 8 và lớp 9) với nội dung học tập và hình thức phù hợp tình hình thực tiễn. Sau mỗi đợt học đều tổ chức viết thu hoạch để nắm bắt tình hình, kết quả học tiếp thu kiến thức của học sinh.

          Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường triển khai thực hiện giảng dạy tốt bộ môn Giáo dục công dân (đối với cấp THCS) và bộ môn Giáo dục đạo đức (đối với cấp Tiểu học) cho học sinh; nội dung giáo dục thực hiện theo chương trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đội ngũ giáo viên lựa chọn nhiều hình thức khác nhau để chuyển tải nội dung giáo dục đến học sinh theo hướng dễ hiểu, dễ tiếp thu. Công tác kiểm tra được thực hiện theo đúng hướng dẫn của chương trình giáo dục; việc đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh cũng như khả năng tiếp thu, thực hành kiến thức đã học của học sinh. Trong năm học 2023 - 2024, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã triển khai, hướng dẫn các trường cấp Tiểu học và THCS tổ chức giảng dạy nội dung Giáo dục lịch sử Đảng bộ huyện Đức Linh cho học sinh lớp 5 (cấp Tiểu học) và học sinh cấp THCS trên toàn huyện.

          Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình học tập lý luận chính trị, đạo đức và giáo dục công dân trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn huyện bằng nhiều hoạt động khác nhau như: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chuyên đề; hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong và Sao Nhi đồng; làm quen văn học của chương trình giáo dục mầm non; chương trình phát thanh măng non học đường; tổ chức hoạt động báo tường, báo ảnh; phát động phong trào kế hoạch nhỏ; chăm sóc các khu di tích, Nghĩa trang Liệt sỹ, Đền thờ Liệt sỹ, thăm các gia đình chính sách, neo đơn… thông qua đó, giáo dục, rèn luyện cho các em học sinh về giá trị sống, kỹ năng sống; bổ sung hiểu biết về giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Tổ chức các lớp phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 8, 9 cấp THCS. Các đơn vị trường học tiếp tục thực hiện phong trào “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Mỗi cán bộ giáo dục, giáo viên giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn”, “Nhân điển hình người tốt, việc tốt” được khởi xướng từ đầu năm học 2015 - 2016 đã góp phần định hướng giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh cho học sinh.

          Đặc biệt, trong năm học 2023 - 2024, việc tổ chức triển khai giảng dạy nội dung Giáo dục lịch sử Đảng bộ huyện Đức Linh cho học sinh lớp 5 (cấp Tiểu học) và học sinh THCS đã giúp học sinh tìm hiểu về lịch sử Đảng bộ huyện qua các thời kỳ; từ đó giúp các em hiểu hơn về quê hương nơi mình sinh sống và có ý thức bảo vệ, xây dựng quê hương ngày càng phát triển hơn.

          Hiện nay, các trường học đang thực hiện chương trình giáo dục cũng như thực hiện công tác đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục theo đúng chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kỹ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa “đức, trí, thể, mỹ”; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục. Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và việc đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết, để tạo điều kiện cho giáo viên lựa chọn phương thức, hình thức giáo dục học sinh nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức phù hợp với yêu cầu cần đạt. Vì vậy, nội dung Giáo dục đạo đức, Giáo dục công dân cũng được xây dựng theo hướng mở như mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra.

          Các trường đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các cấp học, lấy học sinh làm trung tâm; giáo viên là người hướng dẫn, tạo điều kiện cho học sinh tự học, tự nghiên cứu để phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Thông qua hoạt động trải nghiệm; hoạt động ngoại khóa; hoạt động của tổ chức Đoàn, Đội, Sao Nhi đồng… giúp cho học sinh được tham gia các hoạt động xã hội, tự tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm trong cuộc sống… Đồng thời, đã tăng cường tổ chức các hoạt động thí nghiệm - thực hành cho học sinh; tiếp tục mở rộng mô hình trường học gắn với văn hóa, sản xuất, kinh doanh tại địa phương ở những nơi có điều kiện; tăng cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống.

          Bên cạnh đó, phong trào đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục không ngừng được quan tâm và đạt được nhiều kết quả tốt; các trường học đã sử dụng các phần mềm trong quản lý nhân sự, học sinh, quản lý tài chính, thiết bị, thư viên...; giáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và phối hợp với cha mẹ học sinh, nhất là trong giai đoạn năm học 2020 - 2021 và năm học 2021 - 2022; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học trực tuyến, ứng phó linh hoạt với tình hình dịch bệnh Covid-19 đã được các trường thực hiện tốt. Học sinh cũng được thực hành ứng dụng công nghệ thông tin thông qua học tập trên lớp, qua thực hành và qua các hội thi trên Internet...

          Trong 10 năm qua, công tác xây dựng kiên cố hóa trường học đã được các cấp quan tâm đầu tư xây dựng từ các nguồn kinh phí mục tiêu quốc gia phục vụ Đề án kiên cố hóa trường học, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi, chương trình xây dụng nông thôn mới nâng cao, đô thị văn minh... nhờ đó, cơ sở vật chất các trường được xây dựng khang trang hơn, từng bước kiên cố hóa, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Hiện nay, các trường Tiểu học đang khuyến khích áp dụng phương pháp giáo dục STEM và STEAM nhằm tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại. Các trường cấp THCS thực hiện tích hợp các phương pháp và thủ thuật dạy học mới phù hợp đặc điểm bài dạy. Mỗi kế hoạch bài dạy phải có mục tiêu rõ ràng về năng lực và phẩm chất cần đạt, các bước tổ chức hoạt động học chú trọng việc tự học và khả năng làm việc nhóm cũng như khả năng tổng hợp, báo cáo, trình bày của học sinh.

          Việc đổi mới hình thức thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, sử dụng công nghệ thông tin; tăng cường trách nhiệm của giáo viên cụ thể: Cấp Tiểu học: Đối với học sinh đang học Chương trình giáo dục phổ thông 2006 thực hiện đánh giá theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDDT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với học sinh đamg học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được đánh giá theo quy định tại Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định đánh giá học sinh Tiểu học; Cấp THCS: Đối với khối lớp 9 thực hiện kiểm tra theo Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với lớp 6, 7, 8 thực hiện kiểm tra theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá học sinh THCS và học sinh trung học phổ thông.

          Thường xuyên tổ chức kiểm tra trong mỗi học kỳ theo kế hoạch; bài kiểm tra định kỳ được xây dựng gồm nội dung các chủ đề đã thực hiện theo kế hoạch dạy học, bảo đảm tỷ lệ phù hợp với thời lượng dạy học đến thời điểm kiểm tra, đánh giá. Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tập trung chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, giải quyết vấn đề.

          Công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy lý luận được Ban Thường vụ Huyện ủy quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nâng cao trình độ, năng lực nghiên cứu, nhất là năng lực phân tích, dự báo, đánh giá tình hình; đồng thời, thực hiệm đảm bảo các chế độ theo quy định đối với đội ngũ giảng viên chuyên trách, giảng viên kiêm chức của Trung tâm Chính trị, báo cáo viên. Kết quả từ năm 2014 đến nay, đã cử 23 cán bộ đi đào tạo cao cấp lý luận chính trị; trong đó, 10 cán bộ đi đào tạo tập trung và 13 cán bộ đào tạo tại chức. Ngoài ra, cử 284 cán bộ, đảng viên đi học Trung cấp Lý luận chính trị - Hành chính; trong đó, 272 cán bộ đào tạo hệ không tập trung tại huyện và 12 cán bộ đào tạo hệ tập trung tại tỉnh. Riêng ngành Giáo dục có 130/130 cán bộ quản lý trường học và 97/209 giáo viên trong diện quy hoạch cán bộ quản lý có trình độ trung cấp lý luận chính trị; nhiều giáo viên, nhân viên được bồi dưỡng sơ cấp lý luận chính trị. Đồng thời hàng năm, UBND huyện chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức cho giáo viên được bồi dưỡng chính trị và kiến thức pháp luật trong hè để nắm bắt các thông tin cần thiết, chuẩn bị cho năm học mới; được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, bồi dưỡng sơ cấp lý luận chính trị. Cán bộ quản lý và giáo viên thuộc diện quy hoạch được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị và đảm bảo tiêu chuẩn cán bộ theo quy định.

          Nhằm thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng trên lĩnh vực Khoa giáo, hằng năm, Ban Tuyên giáo Huyện ủy tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy xây dựng kế hoạch thực hiện công tác lý luận chính trị, kế hoạch thực hiện công tác Khoa giáo cũng như xây dựng kế hoạch tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các kết luận, chỉ thị của Đảng thuộc lĩnh vực Khoa giáo. Trên cơ sở đó, các ngành trong khối Khoa giáo đã bám sát chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp cấp ủy triển khai hiệu quả các chương trình, kế hoạch đề ra, góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng chính trị, phổ biến pháp luật hè cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các trường học; mỗi năm có khoảng trên 1.850 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được bồi dưỡng chính trị và kiến thức pháp luật. Phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự huyện tổ chức nội dung Giáo dục kiến thức quốc phòng cho cán bộ, giáo viên. Phối hợp với Phòng Tư pháp tổ chức các lớp phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 8, 9 cấp THCS, bình quân có khoảng 3.800 học sinh/13 lớp/năm tham gia.

          Việc quản lý việc rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của học sinh và giảng dạy, học tập các môn đạo đức, giáo dục công dân, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục pháp luật trong nhà trường ở các cấp học, Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai các trường học trực thuộc thực hiện nghiêm túc các nội dung liên quan đến giảng dạy, học tập các môn Giáo dục đạo đức, Giáo dục công dân; tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh; triển khai và quán triệt đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện nghiêm túc các quy định về phẩm chất đạo đức nhà giáo, xây dựng Quy tắc ứng xử trong nhà trường; không vi phạm các quy định về ứng xử, về phẩm chất đạo đức nhà giáo.

          Qua 10 năm thực hiện Kết luận số 94-KL/TW của Ban Bí thư, công tác đổi mới học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân được các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm triển khai thực hiện; nhận thức rõ ràng hơn về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng trong sự cần thiết phải đổi mới học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân. Công tác tổ chức nghiên cứu, triển khai, quán triệt, cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng về đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân được triển khai một cách kịp thời, có nhiều sự đổi mới về phương pháp, nội dung, hình thức và chất lượng, hiệu quả được nâng lên; đội ngũ làm công tác lý luận chính trị ngày càng được nâng dần về chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, giáo viên được thực hiện hiệu quả, đúng quy định. Chương trình và chất lượng giáo dục môn Giáo dục đạo đức, Giáo dục công dân tại các trường học được nâng cao, phù hợp với tình hình thực tiễn và năng lực của học sinh, phương pháp phù hợp, hình thức phong phú, đa dạng đã tạo điều kiện cho học sinh tự học, tự tìm hiểu, trải nghiệm để nắm bắt kiến thức, phát huy được khả năng tự tin, sáng tạo và chủ động trong giải quyết vấn đề của học sinh. Triển khai nội dung giáo dục Lịch sử Đảng bộ huyện Đức Linh vào giảng dạy cho học sinh lớp 5 (cấp Tiểu học) và học sinh THCS trong toàn huyện.


Các tin khác