Đức Linh với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

  • /
  • 9.9.2013 - 7:55

Sau 04 năm (2009 - 2013) triển khai thực hiện Thông báo kết luận số 264-TB/TW, ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; các ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể các cấp trong huyện có nhiều cố gắng triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực để thực hiện Cuộc vận động.

 

        Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh

        Các cấp ủy Đảng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận và các tổ chức đoàn thể từ huyện đến xã, thị trấn triển khai thực hiện. Mặt trận Tổ quốc các cấp đã phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của huyện, xã, thị trấn. Các tổ chức đoàn thể đã cụ thể hoá các chương trình, kế hoạch đề ra phù hợp với từng cơ quan, địa phương, chỉ đạo cho các chi, tổ hội lồng ghép trong các buổi họp dân.

        Phòng Văn hóa - Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao, Đài Truyền Thanh - Truyền hình huyện đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền, làm cho mọi người hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để thay đổi nhận thức và hành vi trong tiêu dùng theo hướng ưu tiên sử dụng các loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ do các doanh nghiệp, nhà sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Việt Nam làm ra.

        Sự thay đổi nhận thức và hành động

        Các cấp ủy, chính quyền địa phương đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể chủ động phối hợp trong tổ chức các hoạt động và tuyên truyền vận động với nhiều hình thức triển khai khá tích cực, góp phần vào kết quả tuyên truyền, vận động nhân dân trong huyện tham gia, hưởng ứng Cuộc vận động.

        Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong huyện nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm quyền lợi của người tiêu dùng đối với sản phẩm hàng hóa sản xuất trong nước, giúp nhân dân trong huyện có những thay đổi về nhận thức và hành vi trong tiêu dùng theo hướng ưu tiên sử dụng hàng hóa trong nước và đặc biệt của địa phương.

        Các doanh nghiệp cũng nhận thức đầy đủ hơn trách nhiệm trước yêu cầu phát triển của đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, do đó chủ động hơn trong phát triển sản xuất kinh doanh, từng bước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường. 

         Đa số cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân có những chuyển biến về mặt nhận thức; có hành vi trong tiêu dùng theo hướng ưu tiên sử dụng các loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ do các doanh nghiệp, nhà sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Việt Nam làm ra. 

         Những tồn tại, hạn chế

         Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của Cuộc vận động chưa chuyển biến mạnh mẽ trong toàn hệ thống chính trị và của xã hội; hoạt động thông tin, tuyên truyền chưa thường xuyên, sâu rộng để văn hoá tiêu dùng hàng Việt Nam hình thành sâu đậm trong ý thức người tiêu dùng. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động của doanh nghiệp, quản lý chất lượng hàng hoá, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm… có lúc, có nơi chưa quyết liệt, làm cho người tiêu dùng thiếu an tâm khi mua sắm, tiêu dùng hàng hoá Việt Nam. Một bộ phận người tiêu dùng vẫn còn tư tưởng thích hàng ngoại một cách thiếu chọn lọc, thiếu quan tâm yếu tố chất lượng hàng hóa, làm ảnh hưởng đến công tác vận động tuyên truyền.

          Phương hướng triển khai cuộc vận động trong thời gian tới 

         Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã được Đảng, Nhà nước xác định là cuộc vận động lâu dài, liên tục. Để tiếp tục triển khai cuộc vận động hiệu quả, cần thiết phải có sự phối hợp đồng bộ của các ban, ngành, Mặt trận, các đoàn thể, sự cố gắng của các doanh nghiệp, sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.

         Trong thời gian tới, các ban, ngành, Mặt trận, các đoàn thể tập trung cao cho công tác tuyên truyền hưởng ứng Cuộc vận động, đặc biệt vào các dịp ngày lễ lớn và dịp Tết nguyên đán. Bên cạnh đó, tiếp tục tổ chức thực hiện Cuộc vận động“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong các cấp, các ngành, các tổ chức cơ quan, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân. Quán triệt sâu sắc nội dung Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" theo tinh thần Thông báo Kết luận số 264-TB/TW của Bộ Chính trị, nhất là đưa nội dung Cuộc vận động tuyên truyền rộng rãi tại các buổi họp dân ở khu dân cư và sinh hoạt của các tổ chức Hội, đoàn thể ở cơ sở; Chỉ đạo các ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg, ngày 17/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 38/CT-UBND, ngày 05/12/2012 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về tăng cường thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam"; đẩy mạnh công tác quản lý thị trường, xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm..., để người tiêu dùng tin tưởng đến với hàng Việt Nam. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa cuộc vận động; phối hợp các doanh nghiệp làm tốt công tác thông tin, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đạt chất lượng cao, giúp người tiêu dùng nắm bắt thông tin cần thiết về hàng hoá Việt Nam để ưu tiên lựa chọn khi mua sắm, tiêu dùng.

                                                                               NTB - Chuyên viên Ban Tuyên giáo


  • |
  • 910
  • |

Các tin khác