Đức Linh- Triển khai Chương trình Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động huyện giai đoạn 2011-2015

  • /
  • 31.1.2012 - 12:7

Thực hiện Kế hoạch 4792/KH-UBND, ngày 12/10/2011 của UBND tỉnh Bình Thuận về triển khai thực hiện chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015. UBND huyện Đức Linh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn huyện như sau:

 Mục tiêu tổng quát:

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về an toàn lao động, vệ sinh lao động để nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động và người lao động; cải thiện điều kiện, môi trường lao động.

- Nâng cao năng lực quản lý, giám sát của đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; tăng cường công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp trong việc chấp hành, thực hiện các quy định của pháp luật về công tác an toàn vệ sinh lao động.

Nội dung hoạt động của Chương trình

1- Các hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động.

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hộ lao động, an toàn vệ sinh lao động thông qua các hoạt động tập huấn nghiệp vụ, học tập, trao đổi kinh nghiệm…

- Tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động của các xã, thị trấn và các doanh nghiệp.

- Hoàn thiện và triển khai các mô hình quản lý công tác an toàn - vệ sinh lao động trong doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2- Phòng chống bệnh nghề nghiệp và chăm sóc sức khoẻ người lao động tại nơi làm việc.

- Hỗ trợ nghiệp vụ y tế cho các doanh nghiệp, cơ sở để tổ chức chăm sóc sức khoẻ cho người lao động tại nơi làm việc.

- Huấn luyện về vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động và người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp.

- Nâng cao năng lực giám sát tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong sản xuất nông nghiệp; tổ chức huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

- Đảm bảo giảm 5% tần suất tại nạn lao động trong sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp; trên 80% người lao động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được phổ biến các thông tin phù hợp về an toàn vệ sinh lao động.

3- Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ áp dụng các biện pháp kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động.

- Triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Phối hợp với tỉnh mở các lớp huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động, các cơ sở, doanh nghiệp.

4- Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng.

- Triển khai các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia An toàn - Vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ hàng năm.

- Tổ chức tuyên truyền công tác an toàn, vệ sinh lao động tại địa phương.

- Triển khai các hoạt động nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng làm công tác bảo hộ lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đẩy mạnh phong trào “Xanh - sạch - đẹp, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động” tại các cơ qun, doanh nghiệp.

5- Hoạt động quản lý, giám sát Chương trình an toàn, vệ sinh lao động hàng năm.

- Triển khai các hoạt động quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình quốc gia hàng năm. Tổ chức đánh giá quá trình thực hiện, họp rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết cho phù hợp với thực tế và nhu cầu thực tế của huyện. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện cho Sở Lao động - Thương binh & Xã hội theo định kỳ.


  • |
  • 960
  • |

Các tin khác