Đức Linh - Chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa và cây cao su

  • /
  • 19.2.2014 - 9:32

Hiện nay do tình hình thời tiết ban đêm lạnh, có sương mù, độ ẩm không khí cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho sâu, nấm bệnh phát sinh, phát triển trên các loại cây trồng; dự kiến rầy nâu sẽ nở rộ ở một số vùng lúa ở Nam Chính, Võ Xu, Đức Chính, Đức Tài. Trên cây cao su cần chủ động phòng trừ bệnh phấn trắng, bệnh vàng lá khi cây thay lá mới.

              Hiện nay do tình hình thời tiết ban đêm lạnh, có sương mù, độ ẩm không khí cao. Đây là điều kiện thuận lợi cho sâu, nấm bệnh phát sinh, phát triển trên các loại cây trồng; dự kiến rầy nâu sẽ nở rộ ở một số vùng lúa ở Nam Chính, Võ Xu, Đức Chính, Đức Tài. Trên cây cao su cần chủ động phòng trừ bệnh phấn trắng, bệnh vàng lá khi cây thay lá mới. Trước tình hình trên, để ngăn chặn dịch bệnh trên cây trồng, phòng Nông nghiệp & PTNT huyện hướng dẫn khuyến cáo một số kỹ thuật phòng, trừ như sau:

            1- Đối với cây lúa:

            Rầy nâu: cần phải thường xuyên kiểm tra đồng để phát hiện xác định tuổi rầy phòng trừ kịp thời, có hiệu quả.

            Đối với rầy ở giai đoạn nhỏ rầy cám (tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3) rầy có màu trắng cần phun xịt các  loại thuốc như: Actara Applau. Đối với rầy trưởng thành thì phun xịt Basa, Bacide, chess, Oshin, Butyl, Admire, Alika, Thiamax.... nên kết hợp giữa 02 loại thuốc tiếp xúc và lưu dẫn để phun xịt vào giai đoạn cây lúa từ 35 ngày trở lên. Nếu mật độ rầy cao nên pha trộn hỗn hợp 2 nhóm thuốc Fenobucarb (Bassan, Bacide) + Thiamethoxam (Actara, Thiamax), Applaud + Bassa, Butyl + Basic, Bassa + Thiamax, Bassa + Oshin và phun theo nguyên tắc “4 đúng”.

            Sâu cuốn lá: thường xuất hiện 02 đợt/vụ. Đợt I: giai đoạn lúa non từ 15-30 ngày, sâu xuất hiện chủ yếu trên ruộng lúa thừa đạm, giai đoạn này không ảnh hưởng nhiều đến năng suất lúa nếu chăm sóc về sau tốt. Đợt II: khi lúa đến gia đoạn làm đòng, trổ bông, ngậm sữa. Đợt này sâu trực tiếp tấn công trên lá đòng nên sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Vì thế cần kiểm tra đồng thường xuyên để có biện pháp diệt trừ sâu kịp thời. Sử dụng một trong những loại thuốc để phu xịt: Padan 95SP; Polytrin P 440ND; Fastac 5EC; Regent, Karata, thuốc sâu sinh học gốc Ebamaxtin... (không nên sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi ở đầu vụ nếu thấy chưa thật cần thiết, để bảo vệ quần thể thiên địch tự nhiên của ruộng lúa, giảm bớt áp lực gây bộc phát rầy nâu ở giai đoạn sau).

            Bệnh đạo ôn: khi phát hiện trên đồng ruộng có bệnh xảy ra, cần tiến hành phun xịt thuốc phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc đặc trị, có tính chất lưu dẫn và tiếp xúc như: Filia, Fuan, Kistazine, Amistar top, Nativo,.... đồng thời ngưng bón phân đạm, phân bón lá và phải giữ nước trong ruộng để hạn chế bệnh và tăng hiệu quả phòng trừ (có thể bón phân đạm và bón khi bệnh đã dứt hẳn). Khi bệnh nặng cần phun hỗn hợp 02 loại thuốc: FuJi-One + Beam, Kistazine + Filia, Roskai + Physan.

            Bệnh lem lép hạt, đạo ôn cổ bông: cần phải phun thuốc phòng ngừa trước khi lúa trổ từ 5-7 ngày, có thể sử dụng thuốc Nativo, Amista Top,.....

            2- Bệnh trên cây cao su:

            Bệnh phấn trắng: sau khi kết thúc vụ thu hoạch phải vệ sinh, tạo sự thông thoáng để hạn chế bào tử nấm tồn tại sinh sống, phát triển. Sử dụng thuốc Kumulus, Sulox nồng độ 0,3%, nhóm thuốc Hexaconazole (Anvil 5SC, Callihex 50SC) nồng độ 0,15%, hoặc hỗn hợp Carbendazim và Hexaconazole (Arivit 250SC, Visazol 275SC) nồng độ 0,2%. phun lên lá khi có 10% đọt lá nhú chân chim, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày, tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ.

            Bệnh vàng rụng lá: phun thuốc phòng ngừa vào thời kỳ cây mới ra lá ổn định, lúc lá non vừa chuyển màu xanh đọt chuối chuyển sang màu xanh đậm thì tiến hành phun thuốc phòng ngừa. Sử dụng 30-40 ml Anvil 5EC + 20ml Carbendazim cho 01 bình 16 lít, hoặc dùng 50-60ml Anvil cho 01 bình 16 lít. Hoặc sử dụng thuốc Visazol hoặc Camilo 150SC phun theo hướng dẫn trên nhãn thuốc. Hoặc các loại thuốc có gốc Hexaconazole (Anvil 5SC, Callihex 50SC) nồng độ 0,5%, Propineb 50WP nồng độ 0,5%, phun mặt dưới của lá với chu kỳ 7-10 ngày/lần, phun 2-3 lần đến khi hết bệnh.

                                                                        H.M.T

 


  • |
  • 1584
  • |

Các tin khác