I- Trồng trọt:
- Trên cây hàng năm:
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ hè thu 2012: 11.220 ha. Gồm:
Cây lúa: diện tích sản xuất 6.870 ha; bắp 900 ha; đậu phộng 80 ha; đậu các loại 285 ha; cây mỳ 2.900 ha; cây lúa 40 ha.
- Trên cây lâu năm:
Tập trung vào việc đầu tư chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cao su, cây tiêu, cây điều, cây cà phê, cây ăn quả và một số cây khác. Trồng dặm trên diện tích cây tiêu, ca cao, cao su đã bị chết. Đồng thời làm đất chuẩn bị để xuống giống trồng mới 355 ha cây cao su ở các xã: Đông Hà 35 ha, Trà Tân 40 ha, Tân Hà 45 ha, Đức Hạnh 30 ha, Đức Tài 20 ha, Đức Tín 15 ha, Đức Chính 10 ha, Võ Xu 20 ha, Mé Pu 60 ha, Sùng Nhơn 40 ha, Đa Kai 50 ha.
II- Trên con nuôi:
Phấn đấu khôi phục nhanh số lượng đàn con nuôi, nhất là trên đàn heo và phòng trừ tốt dịch bệnh, nhằm duy trì số lượng đàn con nuôi hiện có để đạt 145.000 ha. Khi vào thời điểm chuyển mùa từ mùa khô sang mưa cần chú ý công tác vệ sinh chuồng trại, phòng ngừa các bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, nhất là bệnh LMLM trên đàn heo, bò, bệnh cúm gia cầm trên gà vịt. Do đó UBND các xã, thị trấn cần tuyên truyền cho người dân nâng cao trách nhiệm tiêm phòng các loại vacxin và các loại thuốc trợ lực cho con nuôi, nhằm ngăn ngừa, khống chế được dịch bệnh.
III- Tổ chức thực hiện:
Về công tác chỉ đạo thời vụ.
Trên cây hàng năm:
Đối với cây lúa: Do điều kiện địa hình đồng ruộng không đồng nhất, hệ thống thủy lợi chưa được hoàn chỉnh; do vậy bố trí thời gian xuống giống làm 2 đợt như sau:
Hè thu sớm: bố trí xuống giống sớm để lách lũ, trên những vùng sản xuất thường bị ngập úng vào tháng 7, 8 nhưng có thuận lợi về chủ động nước tưới ở các xã như: Mé Pu, Sùng Nhơn, Vũ Hòa và diện tích ngoài đê bao xã Nam chính, thị trấn Võ Xu.
Tuy tiến hành xuống giống né rầy bắt đầu từ giữa tháng 02/2012 đến tháng 03/2012 căn cứ vào lịch né rầy của Trạm bảo vệ thực vật huyện. Năm nay do nhuần 2 tháng 4, có thể mùa mưa muộn, nắng hạn sẽ kéo dài, do đó UBND các xã, thị trấn có diện tích hè thu sớm lách lũ cần phải triển khai rộng rãi cho nhân dân biết tình hình khô hạn để nhân dân xuống giống sớm, nên xuống giống trong vùng có thủy lợi, đủ nguồn nước tưới, không nên tổ chức xuống giống tràn lan và không được mở rộng diện tích.
Hè thu chính vụ: Đối với những diện tích trong vùng hệ thống thủy lợi, nhưng chưa thu hoạch lúa Đông xuân, khi thu hoạch lúa Đông xuân 2011-2012 thì tiến hành vệ sinh đồng ruộng, cày trục dập cho nước vào cho hoai gốc rạ để khi cày lần 2 kịp thời.
Đối với những diện tích còn lại ngoài hệ thống thủy lợi phải gieo vùi đón mưa thì tiến hành cày phơi ải, khi có mưa thì tiến hành xuống giống nên xuống giống bắt đầu từ tháng 5, chú ý khi có mưa tương đối ổn định.
UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể, chỉ đạo cày ải, vệ sinh đồng ruộng. Nên xử lý đất ruộng bằng vôi, phân lân để hạn chế tình trạng cây lúa bị ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn, sinh trưởng đẻ nhánh kém, thông báo cho nhân dân biết thời gian xuống giống theo lịch né rầy của Trạm bảo vệ thực vật, huy động tất cả các phương tiện làm đất để cày, dọn đất đồng bộ.
Những vùng sản xuất hè thu sớm lách lũ thuộc hệ thống thủy lợi tập trung chỉ đạo cho các đơn vị dùng nước, các HTX khẩn trương tu sửa, nạo vét kênh mương dẫn nước phục vụ nước tưới trong mùa khô. Khi vào mùa mưa phải thực hiện việc nạo vét, khơi thông dòng chảy để đáp ứng tốt việc thoát lũ.
Những vùng không nằm trong hệ thống thủy lợi thì chỉ đạo nhân dân vệ sinh đồng ruộng, cày ải phơi đất, khi có mưa ổn định thì tiến hành xuống giống đồng loạt từng vùng, từng cánh đồng để thuận lợi cho việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch kịp thời để xuống giống vụ sau.
Đối với cây bắp: vùng chủ động nước tranh thủ xuống giống đầu tháng 4 để thu hoạch sớm vào tháng 6, tránh những đợt mưa lớn vào cuối tháng 7,8. Trên đất màu không chủ động nước tranh thủ dọn đất, cày phơi ải, khi mưa ổn định xuống giống nhanh và tập trung. Dự kiến thời gian xuống giống từ tháng 5 đến tháng 6/2012.
Đối với cây mỳ và các cây hàng năm khác sản xuất trên vùng đất nhờ nước trời: tranh thủ dọn đất để chuẩn bị xuống giống khi có mưa đều. Dự kiến thời gian xuống giống trong tháng 5 khi có mưa ổn định.
Đối với cây lâu năm:
Cây tiêu: tiến hành xới, phơi đất và bón vôi khử trùng đất trước khi trồng dặm nhằm hạn chế các bào tử nấm và tuyến trùng trong đất gây hại tiêu.
Cây cao su: tiến hành xuống giống từ tháng 6 kết thúc cuối tháng 8.
Đối với cây ăn quả, cây cà phê, cây đào: tiến hành vệ sinh các vườn cây sau khi thu hoạch, làm cỏ và bón phân, phòng trừ sâu bệnh để vườn cây sinh trưởng phát triển.
Bố trí sử dụng các loại giống gieo trồng:
- Đối với giống lúa: do đặc điểm sản xuất vụ hè thu nằm trong mùa mưa, gió mạnh, sâu bệnh dễ phát triển, đặc biệt là rầy nâu di trú từ vụ Đông xuân sang. Để khắc phục tình hình trên, UBND các xã, thị trấn cần thông báo cho dân biết nên sử dụng giống lúa có tính kháng rầy và đạo ôn, các giống lúa ngắn ngày, cứng cây, chống đỗ ngã.
Một số giống có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, thích hợp với điều kiện sản xuất vụ hè thu, đó là: VND 95-20, OM 5472, OM 2717, OM 2514, AS 996, OM 6073, OM 4900, OM 2514, OM 2935, OM 6967, ML 202… chú ý giống lúa ML 202 chỉ nên sản xuất ở những diện tích ruộng cao, vì giống này thân hơi mềm dẽ bị đỗ ngã. Phấn đấu tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận đạt trên 80% diện tích gieo trồng.
- Đối với giống cây bắp: G49, C919, DK 9901, DK 888, NK 66, NK 67.
- Đối với cây mỳ: giống KM 140, KM 98, KM 95, … khuyến cáo nông dân phải chọn giống kỹ, chỉ chọn giống ở những vườn sạch bệnh. Để phòng bệnh chổi rồng không nên trồng giống KM 94.
- Đối với các loại đậu: sử dụng các giống đậu phộng cao sản HL 25, VD2, đậu xanh HL 89-E3, V87-13, HL 91-15, V94-208.
- Cây cao su: giống PB 235, PB 260, LH 88, LH 90/236, LH 90/952, LH 83/85, IRCA 130. Chú ý không nên trồng các giống RRIU, RRIC vì các giống cao su này rất dễ mẫn cảm với bệnh vàng rụng lá do nấm Corgespora.
UBND các xã, thị trấn làm tốt công tác tuyên truyền về khâu giống để nâng cao nhận thức sử dụng giống lúa xác nhận của người dân, không nên dùng lúa thịt hoặc lúa đã bị nhiễm rầy nâu, đạo ôn gié trong các vụ trước nhằm hạn chế sâu bệnh, rầy nâu làm giảm năng suất lúa.